Cao tốc Long Thành Dầu Giây được thiết kế và quy hoạch với tổng chiều dài toàn tuyến lên đến 55.7 km, đi qua 2 tỉnh là Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh. Bắt đầu tại P.An Phú, Q2, TP.Hồ Chí Minh. Kết thúc tại nút giao nhau thuộc xã Dầu Giây, Thống Nhất, Đồng Nai. Đây được đánh giá là 1 trong những tuyến cao tốc trọng điểm có vai trò kết nối, thúc đẩy phát triển nền kinh tế của cả khu vực các tỉnh phía nam với các khu vực còn lại của cả nước.
Cùng Vinhome Land tìm hiểu vài thông tin về tuyến cao tốc TP. HCM đi Long Thành và Dầu Giây cũng như những tác động và ảnh hưởng của tuyến cao tốc này đem đến cho các địa phương mà nó đi ngang qua.
Xem thêm: Vinhomes Grand Park
Tiềm năng mà cao tốc Long Thành – Dầu Giây đem đến cho khu vực
Đối với BĐS mà tuyến cao tốc này đi qua cũng nhanh chóng mọc lên và NĐT đổ xô về đây để có thể mua các dự án xung quanh nó “nóng”, với các CĐT lớn và uy tín hàng đầu của thị trường BĐS Việt Nam. Trong tương lai khu vực và địa điểm xung quanh toàn tuyến được đánh giá là nơi có khả năng và tiềm năng phát triển nhất về BĐS của khu vực phía nam.
Kể từ khi cao tốc Long Thành – Dầu Giây hoàn thành và đưa vào sử dụng đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển đi lại từ TP.Hồ Chí Minh đi các tỉnh thành khác nhanh chóng khi rút ngắn được cả thời gian và khoảng cách so với trước đây. Từ TP.Hồ Chí Minh đi Long Thành với thời gian khoảng 20 phút, đi Vũng Tàu với thời gian khoảng 1h20 phút và đi Dầu Giây trong khoảng thời gian 1h… Ngoài ra, nó còn giúp giảm thời gian và chi phí di chuyển khoảng 20 đến 30% so với lúc trước.
Khi các tuyến đường cao tốc khác như Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Liên Khương, Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Phan Thiết, hay các tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, đặc biệt là sân bay quốc tế Long Thành hoàn thiện và đi vào hoạt động thì sẽ tạo ra kết nối cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thiện với cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Thúc đẩy và phát triển nền kinh tế các tỉnh thành khu vực phía nam 1 cách vượt bật.
Thông tin tổng quan cao tốc Long Thành – Dầu Giây
Tên dự án: cao tốc Long Thành – Dầu Giây ( kí hiệu: CT01 ) | Ngày thi công: 03/10/2009 |
CĐT: CTY đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) | Ngày thông tuyến: tháng 02/2015 |
Tổng ngân sách đầu tư: 20.630 tỷ đồng trong đó giai đoạn 1 là 9.890 tỷ đồng | Tổng chiều dài tuyến: 55.7 km |
Hình thức đầu tư: ngân sách vay thương mại của ngân hàng ACB với Ngân hàng Nhật Bản ( JBIC ) , ODA và ngân sách đối ứng của Chính phủ. | Tổng vốn đầu tư: 20.630 tỷ đồng trong đó giai đoạn 1 là 9.890 tỷ đồng |
Điểm đầu: Nút giao đường An Hòa – Q2 – TP Hồ Chí Minh | Điểm cuối: Nút giao tại xã Dầu Giây – Huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai |
Vị trí cao tốc Long Thành – Dầu Giây
Cao tốc Long Thành – Dầu Giây được thiết kế và quy hoạch với tổng chiều dài toàn tuyến lên đến 55.7 km, đi qua 2 tỉnh là Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh. Bắt đầu tại P.An Phú, Q2, TP.Hồ Chí Minh. Kết thúc tại nút giao nhau thuộc xã Dầu Giây, Thống Nhất, Đồng Nai. Cụ thể về tuyến cao tốc đi qua các xã, quận, huyện như sau:
– TP.Hồ Chí Minh: Bình Trưng Tây, An Phú – Q2. Long Phước, Trường Thạnh, Long Trường, Phú Hữu, Phước Long B – Q9.
– Đồng Nai: Phước Thiền – Nhơn Trạch, huyện Long Thành, huyện Cẩm Mỹ, huyện Thống Nhất.
Các điểm giao cắt, giao nhau của cao tốc Long Thành – Dầu Giây
- Đại lộ Mai Chí Thọ – TP.HCM
- Đường Đỗ Xuân Hợp – TP.HCM
- Đường Vành Đai II – TP.HCM
- Đường Vành đai 3 – TP.HCM ( đang trong giai đoạn thi công )
- Đường tỉnh 319 – tỉnh Đồng Nai
- Quốc lộ 51 – tỉnh Đồng Nai
- Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu – tỉnh Đồng Nai ( đang trong giai đoạn thi công )
- Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây – tỉnh Đồng Nai ( đang trong giai đoạn thi công )
- Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt – tỉnh Đồng Nai ( đang trong giai đoạn thi công )
- Đường Quốc lộ 1A – tỉnh Đồng Nai
Xem thêm thông tin Grand Marina Saigon
Tiến độ cao tốc Long Thành Dầu Giây
Cao tốc Long Thành – Dầu Giây được quy hoạch và sẽ chia làm 2 GĐ thi công trong đó:
– GĐ1: đoạn đường từ nút giao An Phú đến đường Vành Đai 2 với tổng mức ngân sách đầu tư lên đến 9.890 tỷ đồng, quy mô xây dựng gồm mặt nền đường có chiều rộng lên đến 26.5m chia làm 4 làm xe, tốc độ cho phép tối đa là 80km/h.
– GĐ2: đoạn đường từ Vành Đai 2 đến nút giao đường tỉnh lộ tại Dầu Giây có tổng mức ngân sách đầu tư lên đến 10.740 tỷ đồng, thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế cao tốc loại A với tốc độ tối đa cho phép lên đến 120km/h, quy mô 4 làn xe ô tô và 2 làn khẩn cấp, chiều rộng mặt nền đường lên đến 33.5m.
Cụ thể tiến độ như sau:
- Ngày 03-10-2009, chính thức bắt tay vào khởi công xây dựng cao tốc Long Thành – Dầu Giây.
- Chính thức hoàn thiện và đưa vào sử dụng 20km đoạn từ đường Vành Đai 2 đến QL51 vào ngày 02-01-2014
- Nút giao thông của đường vành đai 2 hoàn thiện và đưa vào sử dụng ngày 29-08-2014
- Ngày 10/01/2015 đoạn đường từ nút giao An Phú – Mai Chí Thọ đến nút giao đường Vành Đai 2 chính thức đưa vào sử dụng
- Ngày 08/02/2015 thông xe và đưa vào sử dụng toàn tuyến
Tuy nhiên hiện nay đường cao tốc đã thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc kéo dài do thiết kế và quy hoạch ban đầu của thành phố không đáp ứng được lưu lượng giao thông trên toàn tuyến. Chính vì vậy vừa qua Bộ GTVT đã trao đổi với CĐT và đã chính thức có văn bản giao cho CTY đầu tư phát triển và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông Cửu Long nghiên cứu và trình phương án để có thể mở rộng toàn tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây lên thành 12 làn xe so với quy mô 4 làn hiện nay.
Lời kết! Thông qua bài viết này quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về tình trạng Cao tốc Long Thành Giầu Dây và lợi ích của nó đến khu vực lân cận. Để hiểu rõ được vị trí xung quanh cũng như những tiện ích xung quanh, từ đó có thể lựa chọn việc đầu tư hay không. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn. Để có thể đầu tư và lựa chọn được BĐS nhà đất phù hợp.
Xem thêm thông tin mới nhất về Bất Động Sản tại vinhomeland.com.vn